An Phú triển khai công tác ứng phó mưa, giông do ảnh hưởng bão Noru

Ban Chỉ huy Ứng phó Biến đổi khí hậu – Phòng chống thiên tai và Phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPBĐKH – PCTT và PTDS) huyện An Phú vừa ban hành Công văn số 15/BCH-PCTT về việc triển khai công tác ứng phó mưa, giông do ảnh hưởng bão số 4 (bão Noru) trên địa bàn huyện. Vị trí và hướng di chuyển của bão số 4. (Nguồn: nchmf.gov.vn)Theo thông tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, sáng 26/9/2022, bão Noru đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Luzon (Philippines), đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 4 năm 2022.Hồi 7 giờ, sáng 26/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/giờ), giật cấp 14.Đến 07 giờ ngày 27/9, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/giờ), giật cấp 16.Thời tiết trên khu vực tỉnh An Giang phổ biến nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông đề phòng lốc, sét, mưa lớn cục bộ và gió giật mạnh.Để chủ động ứng phó với các tình huống mưa, dông, lốc do ảnh hưởng của cơn bão số 4, Ban Chỉ huy ƯPBĐKH – PCTT và PTDS huyện An Phú đề nghị các thành viên Ban Chỉ huy, UBND các xã – thị trấn và các cơ quan liên quan triển khai một số nhiệm vụ sau:Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, diễn biến của bão nhằm kịp thời cảnh báo, chủ động có biện pháp ứng phó hiệu quả, đảm bảo sản xuất và sinh hoạt của người dân.Kiểm tra và xử lý các biển hiệu, panô, quảng cáo, các biển báo không đảm bảo an toàn theo quy định để tránh đỗ ngã, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân.Vận hành đóng, mở hệ thống cống hợp lý để bảo vệ sản xuất; chủ động sẵn sàng các trạm bơm tiêu chống úng khi có mưa lớn kéo dài, hạn chế thấp nhất thiệt hại do ngập úng diện tích sản xuất nông nghiệp.Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó, đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, các khu vực có nguy cơ sạt lở, các công trình đang thi công; có kế hoạch bố trí lực lượng xung kích cấp xã ở các vị trí xung yếu, chuẩn bị vật tư và phương tiện để ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.Cập nhật và đưa tin kịp thời về diễn biến của bão, dự báo, chỉ đạo ứng phó của Trung ương, địa phương để các cơ quan và người dân biết chủ động ứng phó.Thực hiện tốt chế độ trực và báo cáo nhanh về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy ƯPBĐKH – PCTT và PTDS huyện (khi có phát sinh thiệt hại do thiên tai gây ra) để tham mưu UBND huyện kịp thời chỉ đạo thực hiện.Đặc biệt, Ban Chỉ huy ƯPBĐKH – PCTT và PTDS huyện An Phú khuyến cáo: Người dân chằng chống nhà cửa, chặt mé các cây cao có khả năng đổ ngã, nhất là những cây gần nhà và ven sông, rạch; đồng thời, hạn chế thực hiện các hoạt động ngoài trời trước và trong thời gian xảy ra mưa, giông, sét.