Nghề truyền thống vốn tạo nên bản sắc văn hoá của mỗi địa phương, tuy nhiên, đứng trước bài toán cạnh tranh hiện nay thì nghề truyền thống lại gặp nhiều khó khăn thách thức, do sản phẩm làm ra thiếu đa dạng, thiếu tính cạnh tranh và không có thị trường. Thế nhưng, chị Lê Thị Phương Thảo - Giám đốc Cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ Tân Phú Hưng, tại ấp An Hưng, thị trấn An Phú có những sáng kiến, cải tiến mẫu mã để phát triển và giữ nghề. Bà Lê Thị Phương Thảo giới thiệu về Cơ sở dệt chiếu Tân Phú HưngXuất phát từ cơ sở sản xuất chiếu Tân Châu Long, có truyền thống sản xuất hơn 25 năm tại thị xã Tân Châu, bà Lê Thị Phương Thảo mong muốn tiếp tục kế thừa và phát triển nghề dệt chiếu rực rỡ hơn nữa. Năm 2010, bà Thảo sang huyện An Phú thành lập cơ sở dệt chiếu Tân Châu Long, nay là Cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ Tân Phú Hưng, tại ấp An Hưng, thị trấn An Phú. Từ khi thành lập cho đến nay, cơ sở dệt chiếu của bà không ngừng thay đổi mẫu mã, màu sắc, cải tiến kỹ thuật, được nhiều người tin dùng và có uy tính trên thị trường. Trước đây, nghề dệt chiếu thủ công thường dệt theo kiểu tự cấp, tự túc, không phát triển, sản phẩm làm ra ít, thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Để kinh doanh phát triển và giữ nghề, bà Phương Thảo đầu tư mua máy dệt, về thay thế dần cách làm thủ công.Mỗi chiếc máy dệt phải đầu tư từ 15 - 20 triệu đồng (vào năm 2015), nhưng bù lại năng suất tăng, nên cơ sở có thêm điều kiện để hạ giá thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. Sản phẩm dệt đạt chất lượng, mẫu mã đẹp nên người dân rất ưa chuộng.Đưa công nghệ kỹ thuật vào thay thế dệt thủ côngVới lòng yêu nghề và đôi tay khéo léo, bà Lê Thị Phương Thảo cùng với những người thợ lành nghề không ngừng sáng tạo để cho ra những sản phẩm mới lạ và độc đáo như: Sản phẩm chiếu thêu, chiếu nệm, chiếu xếp và các sản phẩm khác, như quạt, túi xách, túi đựng máy vi tính, ví, khăn ăn, nón, dép, móc khóa,... Tùy theo kích cở, chủng loại mà các sản phẩm có giá bán từ 25.000 - 350.000đồng.Riêng các loại chiếu có giá từ 80.000 đến 250.000 đồng. Hiện nay, mỗi ngày Cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ Tân Phú Hưng xuất bán trên 300 sản phẩm các loại, cho doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi tháng. Nói về hiệu quả trong sản xuất, bà Lê Thị Phương Thảo - Giám đốc Cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ Tân Phú Hưng cho biết: “Hiện các sản phẩm được nhiều người ưa chuộng nên lượng xuất bán cũng nhiều. Trung bình 4 cơ sở cho doanh thu vài trăm triệu đồng mỗi tháng”.Sản phẩm thủ công mỹ nghệCác sản phẩm này hiện nay được tiêu thụ khắp cả nước, các siêu thị lớn hay các chợ như: Bình Tây, Cần Thơ, Long Xuyên,…và được trưng bày tại các hội chợ, hội thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh. Không những người dân trong nước mà khách nước ngoài cũng đặc biệt yêu thích chiếu Uzu và các sản phẩm từ Uzu. Để nâng tầm sản phẩm, hiện nay, bà Phương Thảo mạnh dạng cải tiến, xây dựng các chỉ tiêu tham gia chứng nhận OCOP. “Hiện nay tôi đang tích cực thực hiện nhiều tiêu chí để tham gia bình chọn sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, nhằm nâng tầm sản phẩm”, bà Phương Thảo nói: Ngoài làm ăn phát triển, Cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất địa phương tên Tân Phú Hưng thường xuyên có gần 30 lao động làm việc đều đặn mỗi ngày. Mỗi người một việc, chia thành nhiều khâu khác nhau, trông cũng khá chuyên nghiệp, từ đó giải quyết việc làm cho lao động nữ có thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng mỗi tháng.Giải quyết việc làm cho lao động nữNhững sản phẩm thân quen từ chiếu được sáng tạo thành những sản phẩm mang đặc trưng riêng của nghề. Đó chính là nét khác biệt để làng nghề truyền thống dệt chiếu khẳng định thương hiệu trên thị trường, là hướng đi mới để cơ sở dệt chiếu và hàng thủ công mỹ nghệ Tân Phú Hưng tồn tại và phát triển.






