Ở nơi dòng Mê Kông chảy vào đất Việt, huyện An Phú là một trong những vùng đất có nhiều khó khăn trong suốt tiến trình khẩn đất, lập làng, giữ gìn bờ cõi, xây dựng và phát triển quê hương. Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng biên An Phú từng bước được nâng lên vượt bậc; cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ nét, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Từ ngày ra đời đến nay, tuy nhiều lần thay đổi về mặt tổ chức do những biến đổi về địa giới hành chính, song Đảng bộ huyện An Phú vẫn liên tục lãnh đạo Nhân dân phấn đấu đạt được những thành tích to lớn, bảo vệ biên giới Tây Nam, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế cao cả. Với ý chí anh hùng, bất khuất, quân và dân An Phú luôn tự hào với danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” mà Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng.

An Phú họp mặt nguyên lãnh đạo huyện qua các thời kỳ

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện An Phú lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025
Nhớ về tinh thần chiến đấu của quân và dân ta, ông Nguyễn Văn Lem, Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Khánh Bình, người từng trực tiếp tham gia các trận đánh tại Căn cứ B3 Vạt Lài chia sẻ: Thời đó, không biết sợ là gì, có nhiều đồng chí, đồng đội đã hi sinh, nhưng tất cả chỉ nghĩ một điều là làm sao đánh đuổi quân giặc, bảo vệ quê hương, bảo vệ Nhân dân. Mỗi dịp 30/4, Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước là tôi lại bồi hồi, xúc động nhớ về khoảnh khắc thiêng liêng ấy, xúc động lắm.

ng Nguyễn Văn Lem, Hội viên Hội Cựu chiến binh xã Khánh Bình nhớ lại khoảnh khắc Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước
Dân và quân An Phú không những anh dũng, kiên trung trong đấu tranh giành độc lập mà còn cần cù, sáng tạo trong sản xuất, luôn thể hiện ý chí và khát vọng vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách để sẵn sàng bước vào thời kỳ đổi mới. Để thể hiện trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, các thế hệ lãnh đạo huyện An Phú đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công cuộc kiến thiết quê hương bằng nhiệu biện pháp linh hoạt với phương châm “dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, xây dựng huyện An Phú ngày càng phát triển đồng bộ mọi mặt.

Ông Nguyễn Văn Dững, nguyên Chủ tịch Hội CCB huyện An Phú (bên phải) nhìn lại các chặng đường đã qua của huyện An Phú
Nhìn lại bức tranh kinh tế - xã hội huyện An Phú ngày nay, ông Nguyễn Văn Dững, nguyên Chủ tịch Hội CCB huyện An Phú chia sẻ: An Phú trước đây là một huyện nghèo, sau giải phóng, chúng ta còn nghèo đói, không đủ ăn, nhưng giờ đã khác; kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh đều phát triển; cở sở hạ tầng được thông suốt, chất lượng giáo dục được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện; công tác an sinh xã hội được thực hiện thường xuyên. Đó là kết quả của sự đoàn kết, sáng suốt trong lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành quản lý linh hoạt của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đồng lòng của Nhân dân huyện nhà”.

Trung tâm khu hành chính huyện An Phú

Hệ thống hạ tầng giao thông được nâng cấp mở rộng

Lễ công bố xuất khẩu lô xoài keo của huyện An Phú sang Hàn Quốc (Ảnh: Hữu Huynh)

Nông dân xã Phú Hữu (huyện An Phú)thực hiện Đề án 01 triệu hecta lúa chất lượng cao
Điển hình trong năm 2024, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, sự điều hành của UBND huyện và sự đoàn kết, nỗ lực quyết liệt của các đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ được giao, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện phát triển và tăng trưởng ổn định, với 20/20 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt so Nghị quyết. Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 2010) ước đạt 4.386 tỷ đồng, đạt 103,5% so kế hoạch. Doanh số bán lẻ và doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú ước đạt 6.358 tỷ đồng, đạt 102,55% so với kế hoạch. Giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu trên địa bàn 1.455 triệu USD, đạt 97% so kế hoạch, tăng 19,06% so với cùng kỳ; tổng sản lượng lương thực được 235.849 tấn; giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân/ha ước đạt 193 triệu đồng, đạt 101,05% so với kế hoạch,... Các lĩnh vực văn hóa xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện tốt; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được tăng cường.

Khánh thành cầu Đa Phước – Vĩnh Trường (Ảnh: Hữu Huynh)

Khu nhà Đại đoàn kết liền kề xã Phú Hữu
Hay trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, huyện đã được đầu từ thực hiện nhiều dự án, công trình trọng điểm, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn như: Thành lập thị trấn Đa Phước theo Nghị quyết 721/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; công nhận xã Phước Hưng đạt chuẩn nông thôn mới và xã Khánh Bình đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; khánh thành và đưa vào sử dụng các công trình giao thông huyết mạch, như cầu An Phú – Vĩnh Trường, cầu Đa Phước – Vĩnh Trường; hoàn thành nâng cấp mở rộng Quốc lộ 91C và Đường tỉnh 957. Đặc biệt, Huyện đã chủ trương vận động các nguồn xã hội hóa để xây dựng mới cầu Tôn Đức Thắng (thị trấn An Phú); cầu tuyến dân cư Bắc Cỏ Lau và cầu Chốt Xã Đội (xã Phú Hữu) với tổng kinh phí thực hiện trên 12 tỉ đồng; xây dựng mới 7 Khu nhà Đại đoàn kết liền kề với 195 căn nhà, tổng số tiền trên 19 tỷ đồng và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.
Nhìn lại quê hương đổi mới sau Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, ông Nguyễn Văn Dững, nguyên Chủ tịch Hội CCB huyện An Phú chia sẻ: Đất nước ta ngày càng phát triển và hội nhập như ngày nay, đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, vì thế, các thế hệ trẻ phải ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước đã hy sinh xương máu vì nền độc lập của dân tộc. Tôi khuyến khích thế hệ trẻ phải tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và với Nhân dân bằng nhiều việc làm thiết thực, cụ thể”.

Tuổi trẻ An Phú viếng Nhà bia ghi tên các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)
Biết ơn các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu, cống hiến công sức và trí tuệ trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ và xây dựng quê hương, đồng chí Lâm Thị Ngọc Giàu, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện An Phú chia sẻ: Là thế hệ trẻ Việt Nam bản thân, cũng như các ban đoàn viên, thanh niện huyện nhà sẽ không ngừng rèn luyện, học tập và ra sức phấn đấu phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, thực hiện tốt theolời Bác dạy “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) là dịp chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, nhìn lại chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển đất nước; đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị, những bài học kinh nghiệm được tổng kết từ trong thực tiễn đấu tranh của dân tộc để Đảng bộ và Nhân dân An Phú tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm, chung sức, đồng lòng trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương An Phú ngày càng giàu đẹp trong tương lai./.
Phóng sự, ảnh: Nghĩa Thanh