Sáng 16/09, Để Tổ điều hành mô hình sinh kế, Chi cục Trồng trọt bảo vệ thực vật, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện và Trạm Trồng trọt bảo vệ thực vật huyện, UBND xã Phú Hữu tổ chức Hội thảo sơ kết hoạt động sinh kế chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái, có hơn 60 nông dân xã Phú Hữu và Đa Phước tham dự. Nông dân tham dự hội thảoHội thảo sơ kết hoạt động sinh kế chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái thuộc Dự án WB9 nhằm tổng hợp kết quả đạt được thời gian qua và đề ra phương án khắc phục trong thời gian tới, hướng đến hoàn thành mục tiêu và duy trì bền vững sau dự án. Theo kế hoạch, chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái được thực hiện trên diện tích 995 ha, với 2 hoạt động là: chuyển đổi mới vùng cây ăn trái và áp dụng biện pháp kỹ thuật thích hợp trên vùng chuyển đổi mới. Thực hiện mô hình này, nông dân được hỗ trợ 50% chi phí, giống, phân thuốc từ Dự án và liên kết tiêu thụ với Hợp tác xã trái cây sinh học OCOP.Qua triển khai, 5 hộ nông dân áp dụng chuyển đổi được 10/100 ha diện tích trồng bưởi năm roi. Đến nay, cây được 2,5 năm đang phát triển khá tốt và cây bắt đầu ra bông và cho trái. Tuy nhiên, nông dân trong vùng sản xuất đều cắt bỏ bông và trái hiện tại, dự kiến sau tết Nguyên đán sẽ thực hiện cho trái đồng loạt, để đáp ứng nhu cầu ký kết tiêu thụ sản phẩm.Bên cạnh đó, đối với rau màu, nông dân đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật có ký kết tiêu thụ với Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu. Tại các vùng chuyển đổi, nông dân sử dụng phân hữu cơ, giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận sau thu hoạch và cho lợi nhuận từ 3-5 triệu đồng/công. Nông dân chia sẻ kinh nghiệm trồng rau màu sử dụng phân hữu cơTại buổi hội thảo, nông dân chia sẻ 1 số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyển đổi trồng bưởi năm roi và trồng cây đậu bắp Nhật, đồng thời, đề xuất ngành chuyên môn cần tìm đầu ra, có ký kết bao tiêu sản phẩm đối với cây xoài, nhãn, cà na,...để nông dân an tâm thực hiện chuyển đổi.Ông Nguyễn Thành Tâm - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thông tin về việc hỗ trợ chi phí nông dân áp dụng thực hiện chuyển đổiThông tin về tình hình chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu và cây ăn trái được cán bộ Trung tâm giống Thủy sản An Giang cho biết: Hiện nay, diện tích áp dụng ở xã Phú Hữu và Đa Phước còn hạn chế, nhất là mô hình trồng xoài cát hòa lộc, hiện còn 80ha chưa chuyển đổi. Nếu chuyển đổi trong giai đoạn này, nông dân được hỗ trợ cây giống, phân hữu cơ, túi bao trái trong 5 năm đầu sản xuất và được ký kết bao tiêu sản phẩm. Do đó nông dân cần mạnh dạng tham gia để được sự hỗ trợ của dự án. Việc chuyển đổi 3 vụ lúa sang rau màu và trồng cây ăn trái sẽ giúp nông tăng cao thu nhập trên cùng diện tích sản xuất, đồng thời, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.