Nằm ở đầu nguồn sông Hậu, xã biên giới Vĩnh Hội Đông luôn có nguồn cá thiên nhiên dồi dào, từ đây cũng hình thành làng nghề khô, mắm nổi tiếng khắp cả vùng. Sản phẩm khô, mắm nơi đây luôn giữ được vị ngọt của thiên nhiên, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nghề làm khô tại ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội ĐôngNghề làm mắm cá linh, cá chốt tại ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội ĐôngVề làng nghề làm khô, mắm vùng biên Vĩnh Hội Đông vào những ngày nước lũ rút, chúng ta sẽ cảm nhận được sự tất bật của bà con, từ làm cá, ướp, phơi, đóng gói… để cho ra sản phẩm khô, mắm nổi tiếng hàng chục năm nay đưa đi tiêu thu khắp cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.Chị Lý Thị Sáu Muỗi, ấp Vĩnh Hội, xã Vĩnh Hội ĐôngChị Lý Thị Sáu Muỗi, xã Vĩnh Hội Đông làm nghề khô được hơn 3 năm, nối tiếp sự nghiệp của gia đình, do là thế hệ sau nên chị luôn tạo ra nhiều sản phẩm mới và chủ yếu chọn những loại cá được đánh bắt từ thiên nhiên. Vì đây là dòng sản phẩm khô nước ngọt giúp làm nên tên tuổi của làng nghề. Cá làm khô ở Vĩnh Hội Đông chủ yếu là cá đồng, cá lóc, cá chạch, cá chốt,…Và một điều phấn khởi đối với những bà con làm khô nơi đây là, trong những năm qua bà con được hỗ trợ vay vốn không lãi suất từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, mỗi hộ được vay 12 triệu đồng để sản xuất. Còn ở bên kia sông thuộc ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hội Đông, làng nghề làm mắm nhộn nhịp hơn cả tháng nay, thu hút cả trăm lao động mỗi ngày, giúp bà con vào những tháng mùa nước nổi có thêm thu nhập đáng kể. Các hộ chủ yếu làm mắm cá linh, cá chốt,…đưa đi bán khắp nơi.Chị Lê Thị Bích Thủy, chủ vựa mắm cá linh ở ấp Vĩnh HòaChị Lê Thị Bích Thủy, chủ vựa mắm cá linh nhiều năm nay ở xã Vĩnh Hội Đông, cho biết: Năm nay nước lớn, cá nhiều hơn so với mọi năm, vì thế lợi nhuận cũng cao hơn.Ông Huỳnh Công Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội ĐôngÔng Huỳnh Công Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Hội Đông cho biết: Hiện nay, tại xã Vĩnh Hội Đông có gần 100 hộ và cơ sở chuyên làm nghề chế biến khô và mắm, trong đó đã thành lập được 1 Tổ hợp tác phụ nữ chế biến cá khô, với 39 thành viên đang nhận hỗ trợ từ nguồn vốn vay của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, để nghề khô, mắm phát triển hơn, địa phương làm thủ tục cho các hộ được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện An Phú để mở rộng sản xuất.