Là một địa phương đầu nguồn, huyện An Phú có hệ thống sông ngòi rất chằn chịt, nhất là những năm gần đây, khi vào mùa mưa lũ, tình hình sạt lở ở nơi đây diễn ra rất phức tạp, làm ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Để giảm thiệt hại, chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp phòng chống sạt lở, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh tuyên truyền, cảnh báo người dân ở các điểm nguy cơ sạt lở đề phòng, để bảo vệ bản thân và tài sản được an toàn. Sạt lở đất bờ sông tại xã Quốc Thái
Theo báo cáo của UBND huyện An Phú, trong 6 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn huyện đã xảy ra 8 điểm sạt lở ở 4 xã và thị trấn, làm ảnh hưởng đến nhiều tài sản của bà con, ước thiệt hại gần 1 tỷ đồng và không bị thiệt hại về con người, làm hưởng lớn đến việc bố trí dân cư khi phải di dời ra khỏi những khu vực sạt lở.Ông Trần Hoà Hợp, Chủ tịch UBND huyện cho biết giải pháp chăm lo cho hộ dânÔng Trần Hòa Hợp, Chủ tịch UBND huyện An Phú cho biết: Hiện tại, ngoài việc di dời bà con trong khu vực bị ảnh hưởng sạt lở về nơi ở tạm, huyện An Phú còn thực hiện nhiều giải pháp kè, trồng cây chắn sóng nhằm hạn chế sạt lở lớn hơn. Bên cạnh đó, vào năm 2021, huyện An Phú cũng được UBND tỉnh hỗ trợ kè ở một số vị trí đã sạt lở khu vực Đồn Biên phòng xã Phú Hữu, kè trên sông Hậu ở xã Quốc Thái,… Tuy nhiên, trước tình hình sạt lở đang diễn biến phức tạp, huyện An Phú đề nghị UBND tỉnh, cũng như các ngành cấp tỉnh đến khảo sát để có giải pháp hạn chế sạt lở đang gia tăng khi mùa mưa lũ đang về.Theo các ngành chuyên môn của huyện, để hạn chế sạt lở đất ven sông, huyện An Phú đang chủ động các giải pháp giảm tại trọng đường bờ, thả rọ đá, bao cát, hoặc nhánh cây làm đổi hướng và giảm áp lực dòng chảy, sóng đánh vào bờ.