Để nông dân đầu nguồn có sinh kế ổn định trong những tháng lũ về, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang quyết định cho huyện An Phú khôi phục lại cây lúa mùa nổi, trong vùng đê bao kép kính xã Phú Hữu với diện tích gần 40 héc ta, có 36 hộ dân tham gia, giúp bà con có thêm thu nhập từ cây lúa mùa và con cá thiên nhiên. Diện tích cây lúa mùa nổi tại xã Phú HữuNhững năm gần đây, cây lúa mùa nổi được các địa phương trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khôi phục trở lại, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân và Hè Thu, nông dân bắt đầu xuống giống lúa mùa nổi để chờ nước lũ. Trồng lúa mùa nổi hoàn toàn thuận theo tự nhiên, nước lên lúa lên theo, không phải tốn công chăm sóc, phân bón thuốc bảo vệ thực vật. Sau hơn một tháng xuống giống, đến nay lúa mùa nổi đang phát triển tốt, bà con rất yên tâm. Do đây là vụ đầu tiên được triển khai trên địa bàn xã Phú Hữu, nên một số bà con nông dân còn lo ngại, tham gia chưa nhiều. Nông dân Trần Văn LànhNông dân Trần Thanh Phương xã Phú HữuNông dân Trần Văn Lành và Trần Thanh Phương, xã Phú Hữu phấn khởi nói: Theo phương pháp truyền thống, không phân bón, không phun thuốc trừ sâu, cây lúa cứ sinh trưởng một cách tự nhiên, không cần phải bỏ nhiều công chăm sóc như những cây lúa khác, bước đầu thấy có hiệu quả.Thạc sĩ Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học An GiangThạc sĩ Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học An Giang đánh giá: Việc phát triển cây lúa mùa nổi sẽ làm tăng thu nhập cải thiện cuộc sống cho nông dân, khi sản xuất 2 vụ lúa xong và trong thời gian tới cần được duy trì, phát triển rộng trên địa bàn xã Phú Hữu, cũng như cần địa phương trong huyện.Nông dân tham gia cây lúa mùa nổi luôn được sự hỗ trợ của ngành chuyên mônHệ thống bơm rút nước để đảm bảo cho cây lúa mùa nổi phát triển trong điều kiện nước nhiều do mưa liên tụcTheo kế hoạch, toàn bộ sản lượng lúa mùa nổi ở nơi đây được Tập đoàn Lộc Trời bao tiêu sản phẩm, với giá là 15.000 đồng/1 kg. Bên cạnh đó, trong quá trình canh tác, nông dân được các kỹ sư nông nghiệp của Tập đoàn Lộc Trời hướng dẫn kỹ thuật, quản lý đồng ruộng cho đến khi thu hoạch. Do An Phú là vùng đầu nguồn lũ nên lượng nước và phù sa đổ về nhiều, nên nông dân sản xuất cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, có như vậy mới hy vọng đạt năng suất cao, từ 2 tấn/ héc ta trở lên. Thạc sĩ Lê Thanh Phong, Phó Viện trưởng Viện Biến đổi khí hậu, Trường Đại học An Giang cho biết thêm: Hiện nay, không chỉ khôi phục phát triển cây lúa mùa nổi ở xã Phú Hữu, huyện An Phú, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang có khoảng 300 ha lúa mùa nổi được trồng ở huyện Tri Tôn, Chợ Mới, giúp nông dân cải thiện được thu nhập đáng kể trong mùa lũ. Thời gian trồng đến thu hoạch cây lúa mùa nổi kéo dài khoảng 5 tháng, mỗi héc ta nông dân lợi nhuận bình quân khoảng 30 triệu đồng, góp phần cải thiện cuộc sống, giúp nông dân làm giàu trên mảnh đất quê hương.