An Phú tổng kết hoạt động chuyển đổi sinh kế trong Dự án WB9

Tại huyện An Phú, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang kết hợp UBND huyện An Phú vừa tổng kết hoạt động chuyển đổi sinh kế trong Dự án WB9 được triển khai trên địa bàn huyện; ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang; bà Nguyễn Thị Phướng, Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú, cùng 90 nông dân huyện An Phú, huyện Tri Tôn và Thị xã Tân Châu đến dự. Quang cảnh buổi tổng kếtTrong Chương trình Dự án WB9, năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện 6 mô hình sinh kế trên địa bàn huyện An Phú. Hầu hết các mô hình đều mang lại hiệu quả thiết thực và lợi nhuận cho nông dân. Trong đó, nổi bật có mô hình phát triển lúa Đông Xuân an toàn sinh học, kết hợp nuôi thủy sản luân canh mùa lũ mang lại lợi nhuận cao hơn 1,9 triệu đồng/ha so với sản xuất thông thường. Mô hình lúa Đông Xuân - sen Hè Thu và khai thác thủy sản dựa vào cộng đồng mùa lũ lợi nhuận từ 35-50 triệu đồng/ha/vụ; phát triển màu Đông Xuân - màu Xuân Hè lợi nhuận trung bình 28 triệu đồng/ha; lúa mùa nổi do mực nước lũ lên nhanh gây chết cây nên không đánh giá được hiệu quả từ mô hình này. Riêng thực hiện mô hình đăng quầng đánh bắt thủy sản kết hợp dẫn vụ khai thác cá thiên nhiên, thu nhập trung bình 5,3 triệu đồng/hộ/ vụ. Đối với hoạt động chuyển đổi lúa 3 vụ sang rau màu thu nhập cao hơn lúa 3 vụ khoảng 12,6 triệu đồng/ha.Nông dân thảo luận tại buổi tổng kếtTại buổi tổng kết, nông dân đánh giá cao hiệu quả các mô hình sinh kế mang lại. Tuy nhiên, nhiều nông dân cho rằng, việc đăng quầng khai thác thủy sản mùa lũ và dẫn vụ cá thiên nhiên hiệu quả mang lại chưa như mong đợi, do ảnh hưởng giá cả; việc thực hiện lúa mùa nổi chưa lường trước mực nước lũ lên nhanh, cây lúa vươn lên không kịp, ảnh hưởng chết cây. Ông Trương Kiến Thọ - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểuPhát biểu kết luận buổi tổng kết, ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang nhấn mạnh: Việc triển khai thực hiện các mô hình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực cho nông dân, nhất là giúp nông dân nhận thức canh tác theo hướng an toàn, sử dụng phân hữu cơ trong canh tác, thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành liên kết giữa các tổ nhóm, các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt, nâng cao trình độ cho cán bộ trong việc triển khai Dự án lớn trên phạm vi toàn huyện.Với kết quả đạt được của từng mô hình sinh kế, là cơ sở để các chương trình, dự án liên quan phát triển trong điều kiện ảnh hưởng của biến đổi khí hậu hiện nay. Do đó, ông đề nghị ngành chuyên môn huyện An Phú khắc phục những hạn chế, tiếp tục triển khai nhân rộng.