Chiều 22/9, UBND huyện An Phú triển khai kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2022; bà Nguyễn Thị Phướng - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú chủ trì hội nghị. Triển khai kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sảnTheo kế hoạch, huyện An Phú dự kiến sẽ vận động ít nhất 115 triệu đồng để thực hiện việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản. Trong đó, các xã, thị trấn, mỗi đơn vị vận động nguồn cá để thả, trị giá ít nhất là 5 triệu đồng hoặc hỗ trợ tiền mặt từ 5 triệu đồng trở lên; số còn lại vận động các tổ chức, mạnh thường quân và Nhân dân.Cần bảo vệ nguồn cả đã thả, tránh trường hợp thả trước, bắt sauKế hoạch nêu rõ: khuyến khích nguồn thủy sản thả vào thiên nhiên là loài có giá trị kinh tế cao và quý hiếm như: cá hô, cá mè hôi, mè vinh, cá tra, cá chép, cá chạch lấu;...không khuyến khích thả các loại ngoại lai có nguy cơ xâm hại nguồn lợi thủy sản như: ốc bưu vàng, tôm càng đỏ, cá chim trắng toàn thân, rùa tai đỏ, cá lau kiếng, cá trê phi,... Dự kiến lễ thả cá sẽ tổ chức từ 8 giờ đến 10 giờ ngày 10/10/2022 (nhằm ngày 15/9 âl) tại khu vực bảo tồn nguồn lợi thủy sản Búng Bình Thiên.Các địa phương tăng cường tuyên truyền vận động đóng góp để hoạt động thả cá diễn ra thành công tốt đẹpPhát biểu tại buổi triển khai, bà Nguyễn Thị Phướng - Phó chủ tịch UBND huyện An Phú yêu cầu: Ban ngành đoàn thể huyện và các xã, thị trấn căn cứ vào kế hoạch phân công thực hiện tốt việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản; đồng thời tuyên truyền vận động toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về ý nghĩa của việc thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản và đóng góp cho hoạt động này. Riêng 3 xã Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình tổ chức kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác thủy sản bằng ngư cụ cấm trong khu vực Búng Bình Thiên; tuyên truyền không khai thác, đánh bắt trong và sau thời gian thả cá. Ngoài ra, sau lễ thả cá, các địa phương này cần tăng cường kiểm tra bảo vệ nguồn cá đã thả, tránh trường hợp thả trước bắt sau.