An Phú triển khai thống nhất kế hoạch xả lũ

UBND huyện An Phú vừa triển khai kế hoạch xả lũ 3 năm 8 vụ giai đoạn 2023-2025; bà Nguyễn Thị Phướng - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú chủ trì cuộc họp; tham dự có đại diện lãnh đạo 6 xã trong vùng xả lũ gồm: Phú Hữu, Phước Hưng, Phú Hội, Nhơn Hội, Quốc Thái, thị trấn An Phú và các Hợp tác xã, Chủ trạm bơm tưới. Quang cảnh buổi họpTheo kế hoạch, trong giai đoạn 2023-2025, huyện sẽ xả lũ ở Tiểu vùng Bắc và Nam mương Tám Sớm, thuộc 05 xã: Nhơn Hội, Phú Hội, Phước Hưng, Quốc Thái, thị trấn An Phú và Tiểu vùng Bắc Cỏ Lau xã Phú Hữu, với tổng diện tích 4.554 ha. Dự kiến năm 2023, huyện sẽ thực hiện xả lũ ở Tiểu vùng Bắc mươn Tám Sớm với diện tích 1.283 ha. Năm 2024 xả lũ ở Tiểu vùng Nam mương Tám Sớm diện tích khoảng 1.771ha. Năm 2025 xả lũ Vùng Bắc Cỏ Lau xã Phú Hữu, diện tích 1.500ha. Theo thống kê trong các tiểu vùng xả lũ có khoảng 683ha diện tích trồng cây ăn trái, chủ yếu là tự phát. Dự kiến thời gian xả lũ sẽ được thực hiện từ ngày 20/08 đến ngày 15/11 hàng năm theo lịch. Xả lũ càng sớm càng tốt để nông dân sản xuất hiệu quả hơnTại cuộc họp, các đại biểu đều thống nhất rất cao kế hoạch xả lũ. Đối với xã Phước Hưng, Quốc Thái và Phú Hữu xin điều chỉnh kế hoạch xả lũ sớm nhất có thể. Nếu được, huyện sẽ thực hiện trong năm 2023 và bổ sung kế hoạch xả lũ ở vùng lồng Hồ Phước Hưng. Tuy nhiên, trong quá trình xả lũ cần cân nhắc mức độ hài hòa lợi ích đối với các vùng đất trồng cây ăn trái và hệ thống lộ giao thông nội đồng. Bà Nguyễn Thị Phướng - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú phát biểu kết luậnPhát biểu tại buổi làm việc, bà Nguyễn Thị Phướng - Phó Chủ tịch UBND huyện An Phú cho rằng: Việc xả lũ nhằm cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng, hạn chế các đối tượng sâu bệnh gây hại, giúp nông dân sản xuất hiệu quả hơn, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững hơn. Hơn nữa, xả lũ ngưng sản xuất lúa nhưng vẫn sản xuất các mô hình nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tăng thu nhập cho nông dân. Do đó, xả lũ là việc làm rất cần thiết được triển khai thực hiện sớm.Để việc xả lũ đạt kế hoạch đề ra và tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, bà Nguyễn Thị Phướng - Phó Chủ tịch UBND huyện đề nghị: các địa phương nằm trong vùng xả lũ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân đồng thuận kế hoạch này; đồng thời, nhanh chóng họp dân lấy ý kiến xả lũ mức độ nào là phù hợp, để đảm bảo hài hòa lợi ích cho nông dân. Bên cạnh, ngành chuyên môn và địa phương cần có giải pháp bảo vệ diện tích trồng cây ăn trái trong vùng quy hoạch và vận động nông dân tự bảo vệ diện tích tự trồng.