Sáng 9/9, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện An Phú tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ Cải cách hành chính (CCHC) của huyện năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022; ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Điều hành Cải cách hành chính huyện chủ trì hội nghị. Quang cảnh hội nghịNăm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, Ủy ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác cải cách hành chính đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Kết quả: 100% cơ quan Nhà nước của huyện được kết nối Internet và 100% Ủy ban nhân dân xã, thị trấn kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Nhà nước; 100% các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn được cấp chứng thư số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ. Riêng 6 tháng đầu năm 2022, UBND huyện ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá 35 thủ tục hành chính cần rà soát trên 16 lĩnh vực.Tuy nhiên, công tác CCHC của huyện trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: cán bộ, công chức tại một số cơ quan, đơn vị mới được phân công phụ trách lĩnh vực cải cách hành chính còn hạn chế về chuyên môn, tiến độ báo cáo chưa kịp thời. Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quyết liệt trong công tác cải cách hành chính; thực hiện báo cáo tự đánh giá, tự chấm điểm còn chậm so với quy định;…Phòng Nội vụ có ý kiến về việc bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ phụ trách lĩnh vực cải cách hành chínhLãnh đạo xã Nhơn Hội chia sẻ mô hình “5G” trong thực hiện cải cách hành chính ở địa phươngTại hội nghị, các đại biểu có một số ý kiến về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân; tăng cường công tác kiểm tra công vụ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về văn thư lưu trữ, cải cách hành chính; về việc tuyển dụng công chức, viên chức; hướng dẫn các xã, thị trấn đăng ký mới chữ ký số; đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính và chia sẻ các mô hình thực hiện có hiệu quả trong công tác cải cách hành chính;…Ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghịPhát biểu tại hội nghị, ông Lê Thanh Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện yêu cầu: Phòng Văn hóa -Thông tin huyện hỗ trợ, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác chuyển đổi số và ứng dụng chữ ký số; phát huy hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng. Các ngành và các xã, thị trấn báo cáo đúng thời gian quy định, góp phần nâng cao Chỉ số cải cách hành chính ở địa phương.Ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Điều hành Cải cách hành chính huyện phát biểu kết luận hội nghị
Phát biểu kết luận hội nghị, ông Trần Hòa Hợp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Điều hành Cải cách hành chính huyện đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC của huyện.Đồng thời, Trưởng Ban Điều hành Cải cách hành chính huyện yêu cầu, các ngành và các, xã thị trấn cần thực hiện một số nhiệm vụ trong thời gian tới như: rà soát lại các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2022, để có giải pháp thực hiện đạt theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt, các ngành, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền công tác cải cách hành chính bằng nhiều hình thức, nhằm tác động đến nhận thức cán bộ, công chức, viên chức thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao và người dân nhận thức được lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. Các xã, thị trấn kiện toàn tổ chức bộ máy, hiện đại hóa cơ sở vật chất phục vụ cải cách hành chính. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương; chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành giờ giấc hành chính, tác phong, ngôn phong; nêu cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của người đứng đầu; kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ công chức, viên chức làm tốt nhiệm vụ; đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời những yếu kém; tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phương nhằm triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cải cách hành chính trong thời gian tới.