Nhằm đảm bảo sản phẩm nông nghiệp có đầu ra ổn định, bền vững, sáng 22/02, tại UBND xã Phú Hữu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang và Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm sen cho nông dân; dự và chứng kiến lễ ký kết có lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc và chính quyền địa phương.
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang ký kết bản ghi nhớ tiêu thụ sen với Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại ViệtTheo bản ghi nhớ, Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt cam kết sẽ tiêu thu sản phẩm sen của nông dân với mức giá như sau: Trong giai đoạn từ tháng 5-10 sẽ mua với giá cố định là 17.000 đồng/kg gương sen. Giai đoạn từ tháng 11 đến tháng 4 tiếp theo, Công ty mua ở mức giá là 31.000 đồng/kg. Nếu sản phẩm sen đạt tiêu chuẩn và có giấy chứng nhận VietGap thì công ty sẽ mua cao hơn 1.500 đồng/kg so với hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, Công ty sẽ tiêu thụ thêm các nguyên liệu từ sen như: Đối với hoa sen sẽ mua với giá 3.000 đồng/bông và lá sen 10.000 đồng/kg.Ông Nguyễn Văn Hiền - Chi cục trưởng - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật An Giang phát biểuÔng Nguyễn Văn Hiền - Chi cục trưởng - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật An Giang cho biết: mức giá được thỏa thuận ký kết với công ty là rất phù hợp. Với mức giá này, nông dân trồng sen sẽ lợi nhuận gấp 4 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của công ty, huyện An Phú, thị xã Tân Châu, thành phố Châu Đốc cần tập hợp nông dân liên kết tạo vùng nguyên liệu ổn định, tạo ra sản phẩm đủ số lượng và đạt chất lượng. Đại biểu dự lễ ký kết tiêu thụ senDự kiến năm 2023, Công ty cổ phần thực phẩm Sen Đại Việt cần khoảng 250 tấn gương sen và 200 tấn củ sen, do đó, vùng nguyên liệu sen phải đảm bảo cung ứng ít nhất 1 tấn gương sen/ngày.Ông Phùng Thế Vinh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú phát biểuÔng Phùng Thế Vinh - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú cho biết: Đến nay, trong Dự án WB9, An Phú đã phát triển được trên 155ha diện tích trồng sen. Trong đó, xã Vĩnh Lộc 42ha, Vĩnh Hậu 12,5ha, số còn lại ở xã Phú Hữu. Hầu hết sản phẩm làm ra đều do nông dân tự bán, chưa có liên kết tiêu thụ. Do đó, việc ký kết ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm sen sẽ tạo ra sự phấn khởi cho nông dân, đồng thời, phát triển sản phẩm sen theo hướng chất lượng, an toàn, đảm bảo có đầu ra ổn định, bền vững và nâng cao giá trị, lợi nhuận cho nông dân trồng sen.